Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Trường THCS Quảng Vinh tổ chức lễ Khai Giảng năm học 2012-2013


Hoà trong không khí tưng bừng của ngày hội toàn dân đưa trẻ tới trường của cả nước, 7h sáng ngày 5-9-2012 trường THCS Quảng Vinh đã long trọng tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới 2012-2013 tại khuôn viên sân trường. Tham dự buổi lễ có sự có mặt của các đồng chí đại diện cho chính quyền huyện Quảng Điền và xã Quảng Vinh, cán bộ giáo viên và gần 700 học sinh của trường. Thầy Lê Quảng - chủ tịch công đoàn nhà trường đã thay mặt tập thể giáo viên đọc thư chúc mừng của chủ tịch nước gửi cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh cả nước nhân dịp năm học mới. Hiệu trưởng nhà trường - thầy Trần Quang Minh đã đọc diễn văn khai mạc, đánh hồi trống khai giảng năm học mới và và căn dặn các em học sinh hãy thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.  
Sau những ngày mưa kéo dài, sáng ngày 5-9 thời tiết đã tạnh ráo và quang đãng ủng hộ ngày tựu trường của học sinh. Trong những bộ quần áo đồng phục, khăn quàng đỏ thắm, nét mặt tươi tắn - hầu hết các em học sinh đều hân hoan chào đón năm học mới.     
Ngay sau lễ khai giảng, thầy Hà và các thầy cô chủ nhiệm đã tổ chức các trò chơi dân gian như: bịt  mắt tìm bạn, trò ghép tranh tạo cho các em học sinh tâm lý vui vẻ, phấn khởi để bắt đầu cho một năm học mới hứa hẹn nhiều thành tích.   

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

"Your voice" scholarships".


Báo Thừa Thiên Huế, ngày cập nhật 15/07/2012 11:37 
Học bổng nhỏ, ý nghĩa lớn

(TTH) - Lần đầu tiên, một chương trình học bổng đầy ý nghĩa có tên gọi “Tiếng nói của bạn” được thực hiện ở ngôi trường nhỏ của vùng đầm phá Quảng Điền: học sinh trao học bổng cho học sinh và người được trao là những bạn biết sống vì cộng đồng.
Những ngày cuối tháng 5, Trường THCS Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) diễn ra một sự kiện đặc biệt: đón 6 học sinh, sinh viên ở Hà Nội vào trao học bổng cho học sinh của trường. Chương trình học bổng với tên gọi “Tiếng nói của bạn” do Hội “Những người bạn Cố đô Huế” tổ chức. Tuy chỉ trao 20 suất với số tiền không quá lớn nhưng ý nghĩa của chương trình học bổng này lại rất đặc biệt. Có lẽ đây là lần đầu tiên có một chương trình học bổng do học sinh tặng cho học sinh. Nguồn kinh phí không phải của các tổ chức chính trị - xã hội, cũng không phải của các doanh nghiệp hay nhà hảo tâm mà do chính các bạn học sinh ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gom góp thành quỹ. Các bạn học sinh đồng trang lứa, đang sống phụ thuộc vào cha mẹ, đã biết dành dụm từ các khoản chi tiêu của mình để góp lại thành quỹ học bổng giúp những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Nhóm học sinh, sinh viên Hà Nội chụp ảnh lưu niệm với các bạn được tặng học bổng. Ảnh: Thanh Tùng

Điều kiện đi lại không mấy thuận lợi nhưng đã có 6 bạn thay mặt toàn nhóm đến Huế. Vừa xuống sân bay Phú Bài, 6 bạn lập tức lên xe về tận Trường THCS Quảng Vinh trực tiếp trao học bổng. Một bạn là sinh viên năm thứ 2 đang du học tại Mỹ. Một bạn học sinh lớp 10 đến từ Trường Hà Nội - Amsterdam. Ba bạn học sinh lớp 10 đến từ Trường Quốc tế UNIS - Hà Nội. Bé nhất là Mai Hiền Linh, học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Nội. Không có vẻ mệt mỏi, các em rất vui khi được tham gia hoạt động này.

Hoàng Phan Bách là học sinh lớp 10 chuyên Anh Trường Hà Nội - Amsterdam. Em chia sẻ, sau một lần đến Huế, em đã yêu mảnh đất này và mong muốn được làm việc gì đó thật ý nghĩa. Bách tâm sự: “Từ tấm lòng của mình, chúng em đã quyết định tạo nên quỹ học bổng này. Chúng em còn nhỏ nên không có nhiều tiền. Đây là số tiền chúng em dành dụm được. Dù là nhỏ nhoi, nhưng em mong được chia sẻ phần nào khó khăn của các bạn để họ hướng tới mục tiêu mà mình mơ ước. Qua đó, chúng em cũng học được nhiều điều từ sự vượt khó của các bạn”.

Những học sinh được trao học bổng không phải do các thầy cô giáo lựa chọn từ kết quả học tập và hoàn cảnh gia đình như thường lệ mà được lựa chọn theo ba tiêu chí: Học tập khá trở lên, đạo đức tư cách tốt, tích cực tham gia hoạt động Đội và công tác xã hội. Trường THCS Quảng Vinh có 19 lớp. 19 bạn đại diện cho mỗi lớp được nhận học bổng do tập thể các lớp học sinh tự tổ chức bỏ phiếu kín theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm; trong đó có 1 suất trị giá 1,5 triệu đồng dành cho học sinh xuất sắc nhất. 18 em còn lại được nhận mỗi suất 500 nghìn đồng.

Giải thích lý do lựa chọn theo tiêu chí này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, thành viên của Hội “Những người bạn Cố đô Huế” cho biết: “Sau 15 năm làm công tác quyên góp trao học bổng, chúng tôi chủ yếu trao cho đối tượng học sinh nghèo học giỏi. Tuy nhiên, lần này chúng tôi muốn hướng đến những học sinh năng động, có trách nhiệm với mọi người xung quanh, biết sống vì cộng đồng. Qua đó, khích lệ, giúp các em nhìn nhận sâu sắc hơn về khái niệm trách nhiệm xã hội và hiểu hơn về trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng quanh mình”. Theo tiêu chí này, thầy cô và những người tổ chức không thể chọn được mà phải do học sinh trong lớp trực tiếp bình bầu. Vì thế, nhiều em học sinh học rất giỏi nhưng lại không được chọn.

Dù là một chương trình học bổng nhỏ nhưng đọng lại trong tim mọi người nhiều ý nghĩa. Những em được nhận học bổng ở Quảng Vinh vui vì việc làm của mình đã được ghi nhận và sẽ càng vững lòng sống vì cộng đồng. Với các bạn học sinh Hà Nội, họ thấy ấm lòng khi số tiền mình tiết kiệm đã làm được việc có ích. Từ khi còn đi học, họ đã biết dành dụm để chia sẻ với bạn bè cùng trang lứa. Lớn lên, chắc hẳn họ sẽ có ý thức giúp đỡ người khác. Đó là điều mà Hội “Những người bạn Cố đô Huế” muốn phát huy ở những người trẻ - cả người cho và người nhận. 

Trang Hiền

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Summer English Program

TP - Các bn tr trong nhóm Tiếng nói ca bn (thành viên Hi Nhng người bn C đô Huế) va có đt tình nguyn dy tiếng Anh min phí cho hc sinh trường THCS Qung Vinh, huyn Qung Đin - Tha Thiên Huế. Đó là Cao Trng Kim Trí, đang du hc ti M; Hoàng Phan Bách, Mai Hin Linh (hc sinh t Hà Ni)...
Bên cnh cung cp kiến thc cơ bn, nhóm đ ra mc tiêu rèn luyn cho các em k năng giao tiếp bng tiếng Anh, k năng sng, làm vic nhóm.
Hào hng vi ln đu tiên được đng trên bc ging, Bách chia s: “Được dy hc, được sng, làm vic vi nhng bn nh, nhng người dân thôn quê là mt tri nghim thú v...”.
Lp hc din ra mi ngày hai bui sáng, chiu luôn thu hút t 40 - 50 hc sinh. Các thy, cô có vn tiếng Anh tt và phát âm rt chun, li hài hước, thân thin, gn gũi nên hc sinh rt hào hng.
Nhóm còn cho c lp nói chuyn trc tiếp vi người bn M qua kết ni internet; t chc hot đng ngoi khóa, trò chơi, văn ngh, to tâm lý thoi mái trong sut quá trình hc.
Thy Trn Công Vinh, Phó Hiu trưởng trường THCS Qung Vinh, nói: “Đây là nhng vic làm thiết thc, b ích, vic kết hp gia hc và chơi làm hc sinh hng thú hơn vi môn tiếng Anh. Hy vng mùa hè ti s có thêm nhiu bn tr v các min quê nghèo dy hc”.
Ngc Đip

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

The Last Day


A. 21/6:
   I. Morning:
    1. Topic:
      - Clothes
      - Geometry
    2. Talk with mr. Nguyen Dac Xuan
    3. Work with Vietnam television centre in Hue city
    4. Outdoor:
      - Game:
        ~ How a duck leg an egg
        ~ Make friends
        ~ Be a part of a tail
    5. Happy Birthday to a student of the class

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

The Sixth Day (20/6)

I. Morning:
 1. Play game:
   - Crossword
 2. Topic:
   - Galaxy and planets
     ~ Game:
        . Jumbled words
        . Draw the Solar System
   - Comparative: er - est, more - most
 3. Talk show:
   - Claud Gingrich
 4. Listen to music



The Fifth Day (19/6)

I. Morning:
1. Topic:
- Job:
~ New words
~ Game:
. Hang Man
. Nought and Crosses
2. Skype:
- Talk with Tri's Friend: Osama in America

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

The Third Day - Outdoor (17/6)

I. GAMES:
 1. Clap your hands
 2. Give me a bottle
 3. What of the chicken that you eat?
 4. Sing to sing
 5. What does God need?
 6. Do what I do!

II. PHOTOS:

The Second Day (16/6)

I. Morning:
  1. Topic:
    - Body
      ~ Game: Crossword
  2. Follow up:
    - Body Language


 

The First Day (15/6)

I. Morning:
  1. Introduction
  2. Greetings
  3. Topic:
    - Foods
    - Soccer
    - Fruits
    - Classroom
  4. Sing a song: If you are happy and you know it

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Trường THCS Quảng Vinh



Trường THCS Quảng Vinh trực thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách thành phố Huế khoảng 20 km). Là một trường nằm trong khu vực khó khăn so với mặt bằng chung của huyện. Hiện nay, trường có 700 học sinh và 50 giáo viên (trình độ đại học và cao đẳng). Mặc dù thiếu thốn về cơ sở vật chất, tài chính nhưng kết quả học tập và chất lượng thi cử của trường luôn thuộc Top 4 trong tổng số 11 trường của huyện. Hàng năm học sinh của trường đều đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi và luôn tích cực tham gia các hội diễn văn nghệ, hội khoẻ Phù Đổng của huyện, của tỉnh. 
Trường hiện có một phòng thư viện với khoảng 5000 đầu sách, đa số là sách tham khảo, sách giáo khoa dành cho học sinh và giáo viên; ít các đầu sách về kỹ năng sống, sách anh ngữ.

Phần lớn các gia đình học sinh thuộc diện nghèo. Năng lực tiếng Anh của học sinh nhìn chung là yếu. Các em học sinh chỉ học ngoại ngữ này trên lớp, đa số không có điều kiện học thêm và sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Học sinh của trường cũng không có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi các hoạt động ngoại khóa.
Mục đích của chương trình phụ đạo tiếng Anh hè tại trường THCS Quảng Vinh là nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, mở rộng thế giới quan của học sinh, cũng như cung cấp cho các em cơ hội tương tác với những người từ các nước khác ngoài Việt Nam. Mục tiêu quan trọng hơn là muốn góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa Việt Nam với thế giới.  

Tour Quang Vinh

Tới xã Qung Vinh, huyn Qung Đin, tnh Tha Thiên Huế, bạn đừng quên thưởng thức món bún, bánh Ô Sa, thăm đồn Phổ Lại.

Bún bánh Ô Sa

Lâu nay, ai có dịp về đất quê Quảng Điền, hễ nhắc đến bún, bánh thì đều nghe dân đây nói mời: “Muốn ăn bún, bánh thì về Ô Sa”. Từ câu truyền khẩu nằm lòng này mới hay ở thôn Ô Sa, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền cũng có nghề làm bún, bánh ướt truyền thống nức danh không kém bún quê Vân Cù, xã Hương Toàn của huyện Hương Trà.
Những người cao niên trong làng kể rằng từ ngày họ sinh ra đã thấy ông bà mình sống với nghề làm bún, bánh ướt. Nhịp nghề cứ thế nối đến hôm nay như chưa từng đứt đoạn ở thôn xóm Ô Sa này. Một thời, đàn ông con trai khoẻ mạnh trong nhà đảm nhận công việc giã gạo thành bột, vặn bún. Người già tráng bánh ướt. Phụ nữ, con gái lớn gánh sản phẩm toả đi khắp các phiên chợ quê, phố thị chào hàng tiêu thụ. Hoạt động này của các mẹ, các chị lâu dần trở thành hình ảnh thân thương khó phai trong tâm trí con em nơi đây mỗi khi nhắc đến nghiệp quê: “Sáng tinh mơ trên vai bún, bánh. Trưa lại chiều sản xuất tơi sa”. Để có được mẻ bún, ổ bánh ướt thành phẩm ưng ý vào lúc 5 – 6 giờ sáng trước khi mang ra chợ phục vụ khách ẩm thực, thì các hộ gia đình làm nghề phải tiến hành các công đoạn sản xuất từ trước 1 - 2 giờ sáng. Nhịp nghề này lâu nay đã trở thành hồn cốt của làng Ô Sa.
Trải qua bao đời nhà nhà làm bún, bánh, người người đều biết nghề bún, bánh. Nên chi con bún, cái bánh ướt thành phẩm qua bàn tay chế biến của dân Ô Sa luôn được khách hàng sành ăn ưa chuộng chọn dùng. Bởi vị ngon riêng có do bí quyết sản xuất gia truyền hun đúc qua nhiều thế hệ tạo nên. Chẳng hạn theo dân làm nghề ở đây cho hay: để con bún, cái bánh ướt thành phẩm có mã đẹp, ráo và không dai quá thì phải chọn loại gạo không có độ dẻo như gạo 4B, 13/2, T92... sau đó cho gạo vào ngâm nước trong khoảng thời gian độ 3 giờ rồi vớt ra đưa vào máy xay. Xay xong tiếp tục để thêm 3 giờ nữa cho bột lắng và gạn tẻ hết lớp nước bọt đọng trên mặt, khi đó mới đưa bột vào chế biến sản xuất.

Dân nghề bún, bánh Ô Sa cũng đang nỗ lực tranh thủ sự hỗ trợ của ngành công thương tỉnh, huyện theo đề án khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh để tiếp cận đưa vào ứng dụng các thiết bị sản xuất mới như: thiết bị quết, vắt bột và máy ép bún thành sợi. Số lượng và chất lượng sản phẩm nhờ đó được nâng lên. Nay, mỗi ngày có nhà làm ra cả chục tạ bún chứ không phải cao lắm chỉ được dăm ba chục cân như trước đây.

Hàng chạy đều. Thức thời với nhu cầu thị trường tiêu dùng, hiện ở Ô Sa có hộ đã chuyển sang sản xuất mặt hàng bún khô đem lại thu nhập khá. Đây được xem là bước khởi động tích cực trong tiến trình đa dạng hoá sản phẩm để làng nghề tiếp tục phát triển.

Dân yêu nghề, quyết giữ nghề, chỉ bởi một lẽ đó là nghề mà cha ông đã truyền lại. Bao đời nay, nghề làm bún, bánh đã nuôi sống cha ông họ và chính họ. Đây là cơ sở quan trọng để Ô Sa duy trì và phát triển làng nghề truyền thống của mình.
Là thực phẩm ngon quen khẩu vị hàng ngày, tin rằng nghề làm bún, bánh ướt ở Ô Sa vẫn cứ đều đặn diễn ra mỗi ngày như một. Nghiệp làng cứ thế nối dài, đưa danh vang xa.
Đồn Phổ Lại

Di tích đồn Phổ Lại bên cạnh cầu Phổ Lại, thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, cách thành phố Huế khoảng 29km.
Tại đây năm 1948 thực dân Pháp cho xây dựng đồn nhằm phong tỏa, đàn áp các lực lượng cách mạng của ta. Ngày 9 tháng 3 năm 1951 tiểu đoàn 463 thuộc trung đoàn 101 đã phối hợp cùng quân dân địa phương đã tổ chức trận đánh tiêu diệt đồn Phổ Lại, đây là trận đánh cường tập đầu tiên của quân dân huyện Quảng Điền, làm nức lòng nhân dân địa phương, địa điểm này đã xây dựng bia chiến tích và dấu tích lô cốt bị đánh sập. 

Lễ hội

Lễ hội truyền thống gồm có lễ hội xuống đồng tháng 11 hàng năm gồm những nghi lễ cầu cho mùa màng bội thu. Lễ hội dân gian như tế Thu, tế Đông chí ở các đình làng cầu an bình cho làng. Hội đua thuyền hàng năm, hội đu tiêu ở các làng Sơn Tùng, Đông Lâm. 

Tour Quang Dien district


1. Khu di tích lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh


Toàn cảnh khu lưu niệm
Khu di tích nằm tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: Nhà lưu niệm, bia tưởng niệm và nhà trưng bày bổ sung di tích.
Nhà lưu niệm
Nhà lưu niệm bao gồm: nhà thờ, nhà kiều, nhà bếp và sân vườn, bình phong hòn non bộ, giếng nước... Đây là di tích gốc, trước kia là nhà ở của gia đình Đại tướng. Ngôi nhà do cụ Nguyễn Hán (Thân sinh của Đại tướng) xây dựng vào năm 1926 theo kiến trúc nhà rường một gian hai chái, mái lợp bằng mây tranh, vách xây bằng gạch vồ. Tại đây, đồng chí Nguyễn Chí Thanh (Nguyễn Vịnh) đã lớn lên và tham gia hoạt động cách mạng. Trải qua thời gian dài do chiến tranh và thiên tai tàn phá, ngôi nhà đã không còn nguyên vẹn, đến năm 1968 thì bị sụp đổ hoàn toàn. Sau ngày giải phóng (1978) thể theo nguyện vọng của nhân dân, huyện Hương Điền lúc đó đã đầu tư khôi phục lại ngôi nhà gần giống với ngôi nhà năm 1926 và trở thành nhà lưu niệm của Đại tướng. Trong nhà bày biện đơn giản, chủ yếu để thờ gia tiên của Đại tướng.