|
|
Toàn cảnh khu lưu niệm |
|
Khu di tích nằm tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: Nhà lưu niệm, bia tưởng niệm và nhà trưng bày bổ sung di tích.
Nhà lưu niệm
Nhà lưu niệm bao gồm: nhà thờ, nhà kiều, nhà bếp và sân vườn, bình phong hòn non bộ, giếng nước... Đây là di tích gốc, trước kia là nhà ở của gia đình Đại tướng. Ngôi nhà do cụ Nguyễn Hán (Thân sinh của Đại tướng) xây dựng vào năm 1926 theo kiến trúc nhà rường một gian hai chái, mái lợp bằng mây tranh, vách xây bằng gạch vồ. Tại đây, đồng chí Nguyễn Chí Thanh (Nguyễn Vịnh) đã lớn lên và tham gia hoạt động cách mạng. Trải qua thời gian dài do chiến tranh và thiên tai tàn phá, ngôi nhà đã không còn nguyên vẹn, đến năm 1968 thì bị sụp đổ hoàn toàn. Sau ngày giải phóng (1978) thể theo nguyện vọng của nhân dân, huyện Hương Điền lúc đó đã đầu tư khôi phục lại ngôi nhà gần giống với ngôi nhà năm 1926 và trở thành nhà lưu niệm của Đại tướng. Trong nhà bày biện đơn giản, chủ yếu để thờ gia tiên của Đại tướng.
Nhà bia tưởng niệm
Nhà bia tưởng niệm được xây dựng và hoàn thành vào năm 1999, nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh của Đại tướng (1/1/1914 - 1/1/1999), nhà bia nằm ở vị trí trung tâm của khu di tích; cao 9,5m, rộng 40m2 được thiết kế theo kiểu nhà tứ giác, mái lợp ngói. Ở vị trí trung tâm đặt trên một bia đá cao 3m, rộng 1,7m, trên đầu bia gắn hình ngôi sao 5 cánh, nội dung bia ghi tóm tắc tiểu sử, sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, dưới chân bia đặt một bát nhang được mang từ mộ của Đại tướng ở nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội vào. Trước mặt bia là một khoảng sân rộng là nơi để tổ chức các buổi lễ kỷ niệm, dâng hương, dâng hoa cho khách tham quan và nơi sinh hoạt, giáo dục truyền thống, kết nạp Đoàn, Đội cho các thế hệ trẻ ở địa phương.
Nhà trưng bày bổ sung di tích
Nhà trưng bày bổ sung di tích được xây dựng và hoàn thành vào năm 2002, nhân kỷ niệm 88 năm ngày sinh của Đại tướng (1/1/1914 - 1/1/2002). Ngôi nhà được xây bằng bê tông cốt thép kiên cố, nền lát gạch hoa; diện tích 100m2 bên trong trưng bày về “Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh” với hơn 100 tài liệu, hiện vật, tranh ảnh các loại. Vị trí trung tâm của ngôi nhà được dùng làm gian khánh tiết, thiết trí một bức tượng đồng bán thân tỷ lệ 1/1 do con cháu của Đại tướng trao tặng nhân kỷ niệm 34 năm ngày mất của đồng chí, phía sau bức tượng gắn biểu tượng Quốc kỳ và Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam. Đó là biểu tượng thiêng liêng, cao quý; thể hiện lý tưởng suốt đời phấn đấu, cống hiến không mệt mỏi của người cộng sản trung kiên - Nguyễn Chí Thanh. Nội dung trưng bày được chia làm 3 phần chính gồm: Quê hương và gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Một con người trọn đời vì Đảng vì dân; và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế.
"Thương em anh cũng muốn vô - Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang". Câu ca xưa như một ám ảnh về phá Tam Giang đầy dữ dội, một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.
Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Bình minh trên phá Tam Giang
Tới phá Tam Giang, không thể quên ghé vào một quán ăn để thưởng thức những đặc sản quý hiếm mà chỉ ở đầm phá mới có. Cá, mực, tôm, ghẹ tươi roi rói và nháy tanh tách, thịt thơm ngọt. Món cá hấp đã ngon, ngao cũng không kém phần thơm ngọt dù ngao ở vùng phá này nhỏ hơn ngao ngoài biển. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng 3 ngón tay, nhưng ngọt, chắc và giá cả sẽ khiến bạn giật mình vì chỉ rẻ bằng nửa so với ghẹ ngoài biển.
Hoàng hôn buông xuống có lẽ là cảnh đẹp ngoạn mục nhất trên phá Tam Giang đã đi vào thơ, nhạc, và rất nhiều bức ảnh phong cảnh. Khi màu tím của sắc trời đã nhuộm một màu tuyệt đẹp lên toàn bộ đầm, lên những con thuyền đang tấp nập về bến, những dáng người rắn rỏi rạng rỡ nụ cười đen giòn sau một ngày vất vả. Phá hình như quá đỗi hiền hòa, thơ mộng trữ tình, không mang sự dữ dội của nơi 3 dòng sông giao nhau, nơi cửa biển có những con sóng lừng đầy hiểm nguy...
|
|
Đình làng Thủ Lễ |
|
Đây là một di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia gắn liền với sự phát triển của thị trấn Sịa: đình làng Thủ Lễ. Ở Thừa Thiên Huế có 2 ngôi đình gắn liền với lễ hội vật ngày xuân đó là đình làng Lại Ân gắn với vật Sình và đình Thủ Lễ gắn với vật Sịa. Hàng năm, cứ vào ngày mồng 6 tháng Giêng, tiếng trống khai hội vật Thủ Lễ lại thúc giục những làng quê náo nức vào hội. Sân đình làng Thủ Lễ cũng là sới vật ngày xuân để các chàng trai khoẻ mạnh cùng đọ sức, đua tài trong hội vật.
Làng Thủ Lễ- thị trấn Sịa- huyện Quảng Điền là một làng cổ vùng đồng bằng gần với phá Tam Giang. Lịch sử của làng Thủ Lễ gắn liền với lịch sử ra đời của vùng Sịa. Cũng như bao làng quê khác, cùng với sự hình thành của làng, hệ thống kiến trúc đình- chùa ra đời. Các công trình này dù lớn hay nhỏ cũng đều là sản phẩm của sự đóng góp chung trong cộng đồng dân cư từ những buổi đầu lập ấp dựng làng. Đến nay chưa có tài liệu nào nói rõ năm tháng hình thành làng Thủ Lễ cũng như thời gian xây dựng và kiểu dáng của Đình Thủ Lễ. Chỉ biết rằng Đình Thủ Lễ đã trải qua 3 lần trùng tu, lần trùng tu thứ 3 là vào năm 1893 tức năm Thành Thái thứ 2. Đình làng Thủ Lễ nằm ở trung tâm của làng. Trải qua bao biến thiên của lịch sử nhưng kiến trúc của ngôi đình này vẫn còn như nguyên vẹn gồm 5 gian, 2 chái, hai phía tả hữu của khuôn viên đình là 2 nhà tăng. Trước đình là khoảng sân rộng, với bức bình phong, hồ sen và tứ trụ biểu nhìn ra cánh đồng trước mặt. Ngôi đình làng Thủ Lễ là biểu tượng sức mạnh của một làng quê giàu truyền thống văn vật, là ngôi nhà chung của một cộng đồng làng. Nhờ vậy mà tình làng nghĩa xóm, sự đoàn kết của mọi người dân trong làng đã được giữ gìn như một nếp sống truyền thống của dân làng Thủ Lễ. Cũng như bao làng quê khác, người dân làng Thủ Lễ đã sống trong phong cảnh hài hoà của ngôi Đình, cây đa bến nước, luỹ tre làng…
Đình làng Thủ Lễ xưa
Đó cũng là chứng tích hồn thiêng của một làng quê, là di sản văn hoá truyền thống của dân tộc trên một vùng đất cụ thể mà biết bao thế hệ đã cống hiến máu xương và công sức để vun đắp nên. Đình làng Thủ Lễ là một di tích kiến trúc nghệ thuật khá tiêu biểu ở Huế, có niên đại xây dựng tương đối sớm với nhiều giá trị đặc sắc. Đây là một nguồn sử liệu vật chất trực tiếp, một dấu ấn văn hoá sâu đậm góp phần đáng kể vào việc tìm hiểu kiến trúc gỗ dân gian truyền thống thế kỷ 19. Mang phong cách nhà rường Huế, với kiểu dáng quy mô, kỹ năng mỹ thuật, các đồ án trang trí theo lối nghệ thuật đặc trưng thời Nguyễn. Những đề tài trang trí trong kết cấu gỗ của đình làng Thủ Lễ với những nét sáng tạo, cách tân, giàu tính nhân văn nói lên nguyện vọng thiết thân của cư dân nông nghiệp cầu mưa thuận gió hoà, vật lực phồn thịnh, nước nhà yên ổn…
Toàn cảnh hội vật làng Thủ Lễ
|
3. Làng nghề Bao La
Hiện nay, tại ngôi đình này còn lưu giữ nhiều hiện vật quý đó là: một khánh đá dùng để làm hiệu lệnh tập họp dân làng; phiến đá bùa dùng để yểm các loại ôn dịch cầu mong cho dân làng bình an, làm ăn phát đạt, 57 sắc phong của các vua nhà Nguyễn từ thời Minh Mạng đến thời Bảo Đại…Với trên 200 năm tồn tại, đình làng Thủ Lễ vẫn còn lưu giữ hệ thống kiến trúc cùng với những văn bản, hiện vật quý hiếm phản ánh mối quan hệ mật thiết trong tổng thể các công trình kiến trúc triều Nguyễn. Đình làng Thủ Lễ với những giá trị lịch sử của mình còn là chiếc cầu nối để giữ gìn một hành lang đô thị cổ: Thành Hoá Châu, Phủ Phước Yên, thị trấn Sịa… góp phần tô đậm thêm truyền thống văn hoá lịch sử của một huyện lỵ Quảng Điền.
Địa điểm:
Bao La là một
làng quê nổi tiếng với nghề đan lát sản phẩm tre, chế tác đồ dân dụng trong nhà
như thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong, nia…Làng chính nay ở xã Quảng Phú, huyện
Quảng Điền ven bờ Bắc trung lưu sông Bồ. Từ thời chúa Nguyễn thêm một phường
Bao La mới lại phát sinh, nay là thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền,
nằm ven bờ Nam phá Tam Giang. Do cùng nguồn gốc, nên cả hai nơi đều có nghề đan
lát sản phẩm tre.
Hình thành:
Dưới thời phong
kiến, Bao La là nơi cung cấp chủ yếu sản phẩm gia dụng bằng tre của dân Thừa
Thiên Huế. Nhưng từ sau 1985, sản phẩm nhựa từ các thành phố lớn tràn ngập nông
thôn, đã chiếm lĩnh thị trường, làm thu hẹp nghề đan lát Bao La.
Đặc điểm:
Sản phẩm của
làng là những chiếc rá vo gạo, đến loại rổ rửa rau, đựng cá đến các loại giần
sàng của nghề xay xát, nong nia để phơi phong nông sản, thủy sản cũng như chiếc
nôi trẻ con, chiếc giường, cái chõng, với kỹ thuật đan lát khéo léo và giá cả
thích hợp với túi tiền kiệm ước của nhân dân.
Đây là một nghề phụ thu hút mọi
lứa tuổi lao động trong gia đình thôn xóm. Người khỏe mạnh tìm mua, đốn vác
tre, kết bè đưa về làng. Người già cưa tre, chẻ nan, vót lạt, trẻ em đan lát,
phụ nữ gánh sản phẩm tỏa đi khắp các chợ ở làng quê, thị trấn.
Trong định hướng
khôi phục ngành nghề truyền thống, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức
cho người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát các sản phẩm mới,
thích hợp với nhu cầu thị hiếu xã hội như lẵng đơm hoa, lẵng trang trí, các loại
giá treo đèn trang trí…Dân nghề đan lát Bao La đang nỗ lực tiếp cận kỹ thuật mới,
để làm cho làng nghề tiếp tục phát triển.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________
HUYỆN
QUẢNG ĐIỀN
- Tổng diện tích: 163,29 km2 (theo niên
giám thống kê năm 2010).
- Dân số: 83.538 người (theo niên giám thống
kê năm 2010).
Vị
trí địa lý và khí hậu
Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc tỉnh Thừa
Thiên Huế. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện
Phong Điền, phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.
Địa hình huyện Quảng Điền phân
thành 3 vùng: Vùng trọng điểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ; vùng đất cát nội đồng
và vùng đầm phá ven biển. Tổng chiều dài bờ biển 12km và vùng đầm phá có diện
tích 4.414 ha. Đất nông nghiệp 5.996,6 ha, đất lâm nghiệp 2.368 ha.
Khí hậu ở huyện Quảng Điền được phân
thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây
Nam nên không khí khô nóng, oi bức. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng
giêng năm sau. Tháng 9 - 10 thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa kéo dài. Nhiệt
độ trung bình là 250 C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,40 C, nhiệt độ
trung bình tháng lạnh nhất là 19,70 C. Nhiệt độ lúc cao nhất là 39,90 C và lúc
thấp nhất 8,80 C. Các tháng 7,8,9,10 thường hay có bão.
Quảng Điền có 11 đơn vị hành
chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Sịa, xã Quảng Phú, xã Quảng Vinh,
xã Quảng An, xã Quảng Thọ, xã Quảng Thành, xã Quảng Phước, xã Quảng Lợi, xã Quảng
Thái, xã Quảng Ngạn.
Lịch sử hình thành và phát triển
Quảng Điền là một
huyện có lịch sử từ nhiều thế kỷ. Năm Mậu Ngọ nguyên niên (1558), Thái Tổ Gia Dụ
Hoàng đế (tức chúa Nguyễn Hoàng) gây dựng cơ nghiệp ở miên Nam, gồm đất xứ Thuận
Quảng dựng dinh ở Ái Tử, đổi huyện Đan Điền thành huyện Quảng Điền.
Năm Đinh Mão nguyên niên (1687) Anh Tôn Hiếu
Nghĩa Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Trăn) dời dinh đến Phú Xuân. Mùa hạ năm Tân Dậu
(1801), Thể Tổ Cao Hoàng đế (Gia Long), trích đất 3 huyện Quảng Điền, Hương
Trà, Phúc Vinh đặt là dinh Quảng Đức. Quảng Điền lúc này là cương vực dinh Quảng
Đức. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi dinh Quảng Đức thành Thừa Thiên phủ. Năm
Minh Mạng thứ 16 (1835) cắt bớt đất hai tổng huyện Quảng Điền cho huyện Phong
Điền (3 huyện Phong Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc là đất được cắt ra từ 3 huyện Quảng
Điền, Hương Trà, Phú Vang). Quảng Điền lúc này có 5 tổng, 58 xã, thôn, phường, ấp
Trực thuộc Thừa Thiên phủ.
Năm Tự Đức thứ 6 (1853) hiệp Quảng Trị và
Thừa Thiên đặt thành đạo Quảng Trị. Năm Tự Đức 29 (1876) lại tách thành hai tỉnh.
Quảng Điền lúc này là một huyện của tỉnh Thừa Thiên. Dưới thời Pháp thuộc, với
chính sách "chia để trị", năm 1886 thực dân Pháp cải tổ bộ máy hành
chính chia Việt Nam thành 3 kỳ. Quảng Điền là một huyện của tỉnh Thừa Thiên trực
thuộc xứ Trung Kỳ.
Năm 1954, thực hiện chính sách "chia để
trị", bằng Nghị định số: 214/HC, ngày 17 tháng 5 năm 1958, ngụy quyền Sài
Gòn đã xáo trộn địa bàn hành chính với nhiều bậc trung gian. Tỉnh Thừa Thiên bị
chia nhỏ thành 9 quận trực thuộc Trung nguyên - Trung phần. Trong tinh thần đó,
Quảng Điền bị cắt một số xã của quận Hương Điền, một số xã của quân cũng bị cắt
nhập thành các xã mới.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đến
ngày 01 tháng 5 năm 1976 Thừa Thiên Huế hợp nhất với Quảng Bình, Quảng Trị
thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thực hiện chủ trương đó, tháng 3 năm 1977 Quảng Điền
hợp nhất, Hương Trà, Phong Điền thành huyện Hương Điền. Tháng 10 năm 1990 tách
ra thành huyện Quảng Điền với địa bàn hành chính như cũ.
Con
người và nếp sống
Ở Quảng Điền, nhiều
tên đất, tên làng khi nhắc đến đã gợi nhớ tinh thần ham học, cầu tiến của nhân
dân từ thời Hán học cực thịnh với nền học vấn khoa Bảng như: Phước Yên, Xuân
Tùy, Phổ Lại, Niềm Phò...Trọng nhân nghĩa, đạo lý; sống
có thuỷ có chung; đượm tình người, lòng nhân ái bao la... là phong cách sống có
từ ngàn xưa của người dân Quảng Điền. Có người đỗ tiến sĩ, Phó bảng không chịu
ra làm quan, có người làm quan thì rất liêm khiết và có dũng khí đấu tranh chống
bọn xâm lược như Trần Thúc Nhẫn (Niêm Phò) - một đại thần đã hy sinh trong cuộc
kháng chiến chống Pháp giữ cửa biển Thuận An năm 1883; Đặng Huy Phổ - là tri
huyện Quảng Điền cũng từ bỏ con đường hoàn lộ theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chống
giặc Pháp xâm lược, bị xử chém; Phò mã Nguyễn Đình Tứ (Phước Yên) cùng hai em
là Nguyễn Đình Long và Nguyễn Đình Cán tham gia vụ Hồng Tập chống lại Tự Đức, bị
xử chém... Những quan lại thanh liêm nổi tiếng như Cao Đặng Đệ (Phước Yên), Trần
Đạo Tiến (Đông Lâm Hạ); có người học cao nhưng ghét chế độ thối nát đương thời
về “ẩn sĩ” như Ngô Thế Lân (Phù Lai).
Quảng Điền cũng là đất sản sinh ra nhiều tướng
tài, nhiều văn thân yêu nước dưới các triều đại khác nhau. Các ông Đặng Tất và
Đặng Dung (Bát Vọng) và tưởng giỏi triều Trần (hậu Trần) theo giúp Trần Giản Định
và Trần Quý Khoáng đã lừng danh qua các trận đánh chống Trương Phụ (tương nhà
Minh) ở Bố Cô và Thái Cảng.
Tiếp nối truyền thống cha ông, trong hai cuộc
trường chinh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đã nổi lên hình ảnh những người con
ưu tú, những nhà cách mạng trung kiên, những nhà thơ lỗi lạc mà tiêu biểu là Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh (Niêm Phò), Tố Hữu (Lai Trung) - là Uỷ viên Bộ Chính trị
Đảng cộng Sản Việt Nam, và nhiều đồng chí khác một thời làm cán bộ chính trị,
quân sự, khoa học đã góp phần mình trong sự nghiệp giữ nước và xây dựng Tổ quốc,
quê hương.
Đường
đến Quảng Điền
Quảng Điền cách thành phố Huế không xa, khoảng
10-15km về phía Bắc. Là một huyện vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm phía Bắc
lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên giao thông rất tiện lợi.
Về đường bộ có đường tỉnh lộ nối với quốc lộ
1A-Sịa-An Lỗ; Sịa Tây Ba-Bao Vinh-Huế, Sịa-Phong Lai liền với nhiều xã Phòng Điền,
tuyến đường ven biển Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền đến Hải Lăng (Quảng Trị)-đường
68, thế nên để đến Quảng Điền du khách có thể sử dụng đa dạng phương tiện đi lại
như ôtô, xe máy,... rất thuận tiện.
Từ Huế, du khách có thể đi dọc theo đường
Quốc lộ 1A, rẽ phải vào tỉnh lộ 8A, rẽ trái đến vào tỉnh lộ 4, rồi đi thẳng là
đến địa phận của Huyện Quảng Điền.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét